"Cải tạo nâng cao sản lượng củ, lá măng Mai và Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Măng Mai huyện Lục Yên,tỉnh Yên Bái"

 

Ý TƯỞNG DỰ ÁN

 

"Cải tạo nâng cao sản lượng củ, lá măng Mai và Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, phát  triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Măng Mai huyện Lục Yên,tỉnh Yên Bái"

 

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả mọi người trên thế giới, nền kinh tế thị trường đang có một số mặt trái ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của tất cả mọi người, thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất,....đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.  Do vậy thực phẩm nào có nguồn gốc từ tự nhiên, các loại sản phẩm, thực phẩm sản xuất hữu cơ góp phần rất lớn trong việc bổ sung nguồn thực phẩm trên thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống..

Những năm gần đây, huyện Lục Yên đẩy mạnh triển khai kế hoạch trồng và phát triển các loại cây cho măng. Điển hình như Kế hoạch số 1119/KH-UBND ngày 04/8/2016 của UBND huyện Lục Yên về Kế hoạch trồng mới cây tre măng Bát Độ; Công văn số 26/UBND-NN ngày 09/01/2017 của UBND huyện Lục Yên về việc triển khai trồng tre măng Bát độ, tre măng Mai vụ xuân năm 2017; Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 của UBND huyện Lục Yên về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển cây tre măng Bát độ năm 2017...  Tính tới nay, toàn huyện có khoảng 400 ha măng Mai, tập trung ở các xã Lâm Thượng, Mai Sơn, Yên Thắng, Khánh Hòa và Thị trấn Yên Thế (Báo cáo của UBND huyện Lục Yên, 2018). Qua đánh giá, măng Mai hiện là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, được xác định là một trong những cây trồng chủ lực, cần tập trung đầu tư phát triển nâng cao giá trị kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Tuy diện tích măng Mai hiện có khá lớn và kế hoạch còn được mở rộng tại Lục Yên trong những năm tới nhưng việc sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu măng Mai vẫn còn mang tính chất tự phát nhỏ lẻ, manh mún, chưa được đầu tư thỏa đáng dẫn đến chất lượng chưa cao. Các sản phẩm từ măng phần lớn ở dạng nguyên liệu thô (măng tươi) hoặc sơ chế (măng luộc). Riêng sản phẩm măng khô, quy trình chế biến còn thủ công, công đoạn phơi khô sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Nhằm góp phần đa dạng hóa các sản phẩm măng Mai của huyện Lục Yên (Măng muối chua, măng dầm dấm ớt tỏi, măng rối khô) theo quy trình chế biến chung, thống nhất và khoa học. Đồng thời sử dụng thiết bị sấy trong sản xuất măng khô đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc gắn kết sản xuất măng của địa phương với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sẽ góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm măng Mai Lục Yên.

Một số khu vực trồng măng lâu năm, có nhiều cây già không được cải tạo,  chặt bỏ dẫn đến sản lượng măng ngày càng giảm, bên cạnh đó người dân chưa có ý thức tận thu, xuất bán nguồn lá tre, dẫn đến lãng phí tài nguyên trong khi người dân vẫn thiếu hụt việc làm. 

Xuất phát từ thực tế trên nhóm khởi nghiệp chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn, các ban ngành đoàn thể và Khoa Công Nghệ Sinh Học & Công Nghệ Thực Phẩm (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) thực hiện dự án: Cải tạo nâng cao sản lượng củ, lá măng Mai và Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, phát  triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Măng Mai huyện  Lục Yên,tỉnh Yên Bái"  nhằm cải tạo triệt để và khai thác tối đa tiềm năng đất đai, khí hậu và lợi thế vùng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tạo các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người trồng măng Mai ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

 

 

Phần I

THÔNG TIN CHUNG

 

I. Khái quát chung

1. Tên Dự án: "Cải tạo nâng cao sản lượng củ, lá măng Mai và Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, phát  triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Măng Mai huyện  Lục Yên,tỉnh Yên Bái"

Địa điểm thực hiện: Xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên , tỉnh Yên Bái.

Trưởng nhóm dự án: Phạm Thanh Tuyền

(các thành viên trong nhóm: Quốc Việt Hùng; Phạm Văn Tuấn).

Địa chỉ: Thôn Tông Pình Cại, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Điện thoại: 0386.703.400  -   0816.116.866

Email: hoptacxathanhnienlamthuong@gmail.com.

Đơn vị thực hiện: Hợp tác xã thanh niên Lâm Thượng

2. Lĩnh vực sản xuất và sản phẩm của hợp tác xã:

- Lĩnh vực sản xuất: Nông nghiệp.

- Các sản phẩm dự kiến.

 

+ Măng khô

+ Măng ớt

+ Măng muối chua

+ Măng rối khô

+ Lá Giang khô

+ Lá Mai khô

 

3. Phân tích thị trường

Hiện nay, diện tích măng Mai hiện có khá lớn và kế hoạch còn được mở rộng tại Lục Yên trong những năm tới nhưng việc sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu măng Mai vẫn còn mang tính chất tự phát nhỏ lẻ, manh mún, chưa được đầu tư thỏa đáng dẫn đến chất lượng chưa cao. Các sản phẩm từ măng phần lớn ở dạng nguyên liệu thô (măng tươi) hoặc sơ chế (măng luộc), riêng sản phẩm măng khô, quy trình chế biến còn thủ công, công đoạn phơi khô sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Nhằm góp phần đa dạng hóa các sản phẩm măng Mai của huyện Lục Yên (Măng muối chua, măng dầm dấm ớt tỏi, măng rối khô) theo quy trình chế biến chung, thống nhất và khoa học. Đồng thời sử dụng thiết bị sấy trong sản xuất măng khô đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc gắn kết sản xuất măng của địa phương với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sẽ góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm măng Mai Lục Yên.

3.1. Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội:

a Vị trí địa lý:

Huyện Lục Yên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị .trấn Yên Thế cách trung tâm tỉnh lỵ 93 km và cách Hà Nội 270km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai..

Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi như trên và là huyện nằm trong tour du lịch của 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ với điểm đến là đền Đại Kại, Bình nguyên xanh Khai Trung, Hang Chùa São…thường xuyên thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh, huyện Lục Yên có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, hình thành một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Hoạt động dịch vụ tương đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực như: Nhà hàng, khách sạn,  vận tải, tín dụng , bưu chính viễn thông….

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.870 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha, đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha còn lại là các loại đất khác. Huyện Lục Yên có tài nguyên rừng tự nhiên trên 16.000 ha, rừng trồng trên 21.000 ha ... góp phần tạo nên môi trường sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống. Đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha trong đó đất thâm canh lúa trên 3.300ha/vụ với vùng thâm canh lúa chất lượng cao như Mường Lai, Minh Xuân, Liễu Đô, Vĩnh Lạc; đất trông cây công nghiệp ngắn ngày trên 2.000 ha còn lại là đất trồng rau màu các loại. Đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha hàng năm trồng mới từ 1.500 đến 2.000 ha. Diện tích che phủ rừng trên 70%.

Xác định lợi thế địa phương, Những năm gần đây, huyện Lục Yên đẩy mạnh triển khai kế hoạch trồng và phát triển các loại cây cho măng. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển cây tre măng Bát độ năm 2017...  Tính tới nay, toàn huyện có khoảng 400 ha măng Mai, tập trung ở các xã Lâm Thượng, Mai Sơn, Yên Thắng, Khánh Hòa và Thị trấn Yên Thế (Báo cáo của UBND huyện Lục Yên, 2018). Qua đánh giá, măng Mai hiện là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, được xác định là một trong những cây trồng chủ lực, cần tập trung đầu tư phát triển nâng cao giá trị kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho người dân.

b. Đặc điểm địa hình:

Huyện Lục Yên có diện tích là 808,98 km2 . Phía bắc giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, phía tây giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía đông giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính, chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi có độ cao trung bình 300 – 400m, đỉnh cao nhất 1,148m, sườn thoải, độ dốc trung bình 400 chia cắt địa bàn thành những thung lũng nhỏ và các khe suối. Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất 1.035m, có độ dốc lớn, đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 700 trở lên, hầu hết được bao phủ bởi rừng tự nhiên.

c. Khí hậu:

Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia thành 2 mùa, mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình từ 22 - 24oC, độ ẩm trung bình 68-72%.  Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500-2.200 mm, số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày.

3.2. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức

Điểm mạnh: Huyện Lục Yên đã hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn (khoảng 400 ha), đây là 1 lợi thế vô cùng lớn bởi không mất thời gian tạo vùng nguyên liệu, sản phẩm đã được rất nhiều nơi trên thị trường đón nhận, chất lượng cũng rất tốt. Nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý tốt quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường thì măng mai là loại cây trồng rất có triển vọng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn viên thanh niên có khát khao, có tâm huyết, mạnh dạn làm giàu trên chính manh đất quê hương mình.

Cơ hội: Dự án của chúng tôi có những lợi thế sau:

- Địa phương chúng tôi đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung, người dân chịu thương, chịu khó chỉ thiếu những mô hình mẫu, hiệu quả để người dân có thể học tập, làm theo.

- Khuc vực chúng tôi thực hiện dự án có đến hơn 94% là dân tộc tày, các thành viên hợp tác xã chúng tôi đều là người cùng dân tộc, có dây dưa anh em, họ hàng với nhau nên việc tuyên truyền, vận động cải tạo sẽ được thuận lợi hơn.

- Trước khi cải tạo HTX chúng tôi đều có hợp đồng liên kết cải tạo và bao tiêu sản phẩm nên vùng nguyên liệu rất ổn định và không sợ bên ngoài cạnh tranh, phá giá.

- Ngoài lá măng Mai địa phương chúng tôi còn có diện tích rừng lá Giang rất lớn chưa được người dân tận thu, khai thác. Đây chính là cơ hội để HTX thanh niên Lâm Thượng chúng tôi dẫn lối, cùng bà con nhân dân phát triển kinh tế từ các sản phẩm của cây măng Mai và tận thu lá Giang tại địa phương.

- Đa dạng hóa sản phẩm: Ngoài sản phẩm truyền thống là măng khô chúng tôi sản xuất thêm 1 số sản phẩm khác như Măng muối chua, măng dầm dấm tỏi ớt, măng rối khô để phục vụ nhu cầu đông đảo của người tiêu dùng.

- Tối ưu hóa các công đoạn trong quy trình sản xuất:

+ Chúng tôi phối hợp với Khoa Công Nghệ Sinh Học & Công Nghệ Thực Phẩm (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên), gửi sản phẩm mẫu để họ nghiên cứu các thành phần hóa học, nghiên cứu sử dụng 1 số chất bảo quản, chất làm mềm măng phù hợp với từng sản phẩm (Những chất này là những chất nằm trong danh mục được Bộ Y Tế cho phép sử dụng). Sau đó họ sẽ chuyển giao lại cho đơn vị chúng tôi thực hiện. Sản phẩm măng Mai sau khi đưa thêm vào 1 số chất đẫ được kiểm nghiệm sẽ làm măng mềm và bảo quản được lâu hơn, người tiêu dùng chỉ cần mua về, chế biến theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, xào nấu khoảng 15 phút sẽ được ăn món măng ngon mà không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị.

+ Trong quy trình sản xuất măng khô chúng tôi sử dụng lò sấy không khói để chủ động công việc khi gặp thời tiết bất lợi, măng luộc đã ủ đủ ngày được xử lý ngay sẽ không bị chua và bảo toàn được giá trị dinh dưỡng trong măng, sau đó bảo quản tốt đợi trời nắng phơi lại cho vàng là được.

-  Xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, mã vạch, bao bì, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường, đa dạng hóa thị trường: Ngoài thị trường truyền thống là các chợ đầu mối, chúng tôi còn tiếp thị sản phẩm đến các siêu thị và hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, qua đó sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ và năng cao giá trị sản phẩm.

Thách thức, rủi ro: Đây là một hướng đi mới, trên địa bàn trước đây chưa có ai làm nên ban đầu gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người dân.

Hiện tại định hướng về phát triển kinh doanh của HTX chủ yếu là sản xuất và cung ứng tại chỗ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã và phụ thuộc vào thương lái trong quá trình thu mua sản phẩm nên chịu rủi ro về giá cả, thị trường bấp bênh, các thành viên trong HTX còn nhiều hộ nghèo, khó khăn trong việc huy động tiền vốn sản xuất kinh doanh. Sự cạnh tranh từ các đơn vị bạn trên địa bàn trong điều kiện cơ chế thị trường, đầu ra cho sản phẩm khi sản xuất quy mô lớn, sản xuất kinh doanh vừa phải đáp ứng tốt yêu cầu thị trường vừa phải đảm bảo năng suất và khả năng sinh lợi.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bị ảnh hưởng bởi sự hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước còn nhiều điểm chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, đối mặt với các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, lạm dụng vị thế trong kinh doanh dịch vụ.

4. Phân tích cạnh tranh

- Trên địa bàn xã Lâm thượng và khu vực lân cận có nhiều hộ gia đình làm măng khô theo phương pháp truyền thống, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên nên khi gặp thời tiết bất lợi, măng luộc ủ quá lâu sẽ bị chua, ảnh hưởng đến chất lượng của măng. Măng phơi chưa đủ nắng gặp trời mưa, ủ lâu cũng dễ sẩy ra hiện tượng nấm mốc, người dân phải đun nước ấm rửa sạch, đợi trời nắng đem phơi lại, vừa mất thời gian, vừa làm giảm chất lượng, đồng thời làm tăng chi phí trong quá trình làm khô măng sẽ dẫn tới giảm lợi nhuận trong kinh doanh

- Thị trường măng khô truyền thống chủ yếu được các thương lái thu gom để phân phối xuống các chợ đầu mối nên giá cả thường bấp bênh, không ổn định.

- Măng khô truyền thống hay măng tươi hiện nay chỉ có thể mua bán theo thời vụ vì không bảo quản được lâu, măng khô tuy ngon nhưng muốn ăn người tiêu dùng phải ngâm, làm mềm măng trước khi sử dụng, công đoạn này mất rất nhiều thời gian (ngâm từ 1 đến 2 ngày măng mới mềm). Nên chỉ thích hợp trong những bữa ăn tiệc tùng, lễ hội …vv  không tiện lợi cho nhiều gia đình hiện nay do không có thời gian chuẩn bị.

Đối thủ cạnh tranh của HTX là các hộ nông dân, hộ chăn nuôi cá thể trên địa bàn xã và vùng lân cận tự sản xuất, mua giống từ thương lái và không có kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, chăn nuôi và sản xuất với quy mô nhỏ lẻ và phân tán.

Điểm mạnh của các hộ dân này đó là hạn chế được chi phí trong chăm sóc, sản xuất kinh doanh, chi phí thấp dẫn đến giá bán rẻ và cung cấp phần lớn ra thị trường tiêu dùng, tuy nhiên, điểm yếu của họ là sản phẩm không được kiểm tra chất lượng, và giá cả thị trường không ổn định

HTX được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền , các Sở, ban ngành và đoàn thể liên quan.

HTX sẽ vận dụng những điều kiện thuận lợi của mình như: Gần vùng nguyên liệu, liên hệ và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, các điều kiện về vận chuyển, kỹ thuật tốt để tạo ra những sản phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu thị trường với giá thành hợp lý.

Hợp tác xã sẽ mở thêm nhiều kênh phân phối, tiếp cận các thị trường tiềm năng tại các khu đô thị và cung ứng đến tận nhà khi khách hàng yêu cầu.

5. Mục tiêu và chiến lược phát triển của hợp tác xã

- Tích cực tuyên truyền và phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho bà con tùy theo từng công đoạn, nhằm đưa các sản phẩm của sây măng Mai trở thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Yên và các khu vưc lân cận.

- Mở rộng quy mô, xây thêm lò sấy, mua sắm máy móc, hoàn thiện quy trình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Tạo thêm công ăn việc làm cho bà con nhân dân, giúp đỡ các đoàn viên thanh niên trong quá trình lập thân, lập nghiệp.

- Giới thiệu và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng trên khắp nơi trên đất nước.

6. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh

a. Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm.

- Sản phẩm chủ yếu của HTX là: Các sản phẩm từ măng như: Măng khô; Măng rối; Măng ớt; Măng muối chua; Lá Mai khô; Lá Giang khô

- Dịch vụ chủ yếu

+ Đầu vào: HTX cung ứng các loại cây giống măng, các hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăm sóc, thu mua lá tre tươi

+ Đầu ra: Bao tiêu 100% sản phẩm cho thành viên sản xuất ra.

b. Dự kiến các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của dự án

Trước mắt dự kiến các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh dịch vụ như sau:

-  Cung cấp cây giống, hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăm sóc

+ Cung ứng cây măng giống

+ Cung cấp các hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăm sóc cây măng.

 

- Cung ứng dịch vật tư nông nghiệp.

+ Phân bón hữu cơ các loại, hoạt động dịch vụ trồng trọt

c. Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên.

+  Tạo việc làm thường xuyên ổn định cho các thành viên và người lao động, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người trồng măng Mai ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

 

PHẦN IV.

PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

 

 

I. Phương án huy động và sử dụng vốn

            1. Phương án huy động vốn.

+ Tổng nguồn vốn để thực hiện dự án: 5.822.000.000 đồng

- Vốn đầu tư cố định: 2.500.000.000 đồng

- Vốn lưu động: 3.322.000.000 đồng

+ Trong đó:

- Vốn góp thành viên: 822.000.000 đồng

- Vốn xin vay: 2.500.000.000 đồng

- Vốn kêu gọi hợp tác đầu tư: 2.500.000.000 đồng

            2. Sử dụng vốn.

Dự án nếu được đưa vào áp dụng trong thực tế, sẽ cam kết sử dụng vốn đúng mục đích trên cơ sở phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh như mua sản phẩm, dịch vụ đầu vào, mua sắm trang thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Với dự án nêu trên, phần vốn đầu tư sẽ được sử dụng với các mục đích như sau:

- Mua sắm dụng cụ cải tạo với diện tích 100ha = 80.000.000đ (Tám mươi triệu đồng chẵn).

-  Tiền thuê nhân công cải tạo:  400.000.000đ (Bốn trăm triệu đồng chẵn).

-  Tiền thuê nhân công chăm sóc: 72.000.000đ (Bảy mươi hai triệu đồng chẵn).

- Tiền mua phân bón (phân chuồng): 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng chẵn).

-  Tiền thuê nhân công hái lá: 720.000.000đ (Bảy trăm hai mươi triệu đồng chẵn).

- Xây lò sấy lá tre và các sản phẩm từ măng:  2.000.000.000đ (hai tỷ đồng chẵn).

 

II. Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác phục vụ sản xuất, kinh doanh.

1. Cơ sở vật chất.

* Dự kiến trang thiết bị máy móc của đơn vị gồm:      

                                                                                                           Đơn vị: đồng.

TT

Danh mục

ĐVT

SL

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1

Nhà kho + Xưởng sản xuất

M2

100

1.000.000

200.000.000

2

Công trình phụ trợ

     

20.000.000

3

Lò sấy

HT

   

2.000.000.000

4

Nồi luộc măng

Cái

10

15.000.000

150.000.000

5

Thiết bị phơi măng

Bộ

10

5.000.000

50.000.000

6

Máy cắt cỏ

Chiếc

10

8.000.000

80.000.000

Tổng cộng

2.500.000.000

2. Cơ cấu nhân lực.

a. Cơ cấu quản lý:

- Hội đồng quản trị 03 người.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành HTX: 01 người.

- Kiểm soát viên: 01 người.

b. Bộ phận giúp việc

 - Hành chính: 01 người.

- Tài chính - kế hoạch: 01 người.

- Sản xuất:  01 người

III. Kế hoạch Marketing

- Huyện Lục Yên đã hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn (khoảng 400 ha), đây là 1 lợi thế vô cùng lớn bởi không mất thời gian tạo vùng nguyên liệu, sản phẩm đã được rất nhiều nơi trên thị trường đón nhận, chất lượng cũng rất tốt. Nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý tốt quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường thì măng mai là loại cây trồng rất có triển vọng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn viên thanh niên có khát khao, có tâm huyết, mạnh dạn làm giàu trên chính manh đất quê hương mình.

 

- Tích cực tuyên truyền và phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho bà cao tùy theo từng công đoạn, nhằm đưa các sản phẩm của sây măng Mai trở thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Yên và các khu vưc lân cận.

- Tạo thêm công ăn việc làm cho bà con nhân dân, giúp đỡ các đoàn viên thanh niên trong quá trình lập thân, lập nghiệp.

- Giới thiệu và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng trên khắp nơi trên đất nước.

IV. Hiệu quả kinh tế

1. Đối với HTX Thanh niên Lâm Thượng

- Dự án đ­ược thực hiện sẽ hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tạo thành những mô hình mẫu, hiệu quả để người dân có thể học tập, làm theo. Chúng tôi đã phối hợp với chính quyền đại phương, tổ chức đoàn, các ban nghành địa phương và Khoa Công Nghệ Sinh Học & Công Nghệ Thực Phẩm (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) thực hiện dự án nhằm cải tạo triệt để và khai thác tối đa tiềm năng đất đai, khí hậu và lợi thế vùng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tạo các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người trồng măng Mai ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nhằm góp phần đa dạng hóa các sản phẩm măng Mai của huyện Lục Yên (Măng muối chua, măng dầm dấm ớt tỏi, măng rối khô) theo quy trình chế biến chung, thống nhất và khoa học. Đồng thời sử dụng thiết bị sấy trong sản xuất măng khô đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc gắn kết sản xuất măng của địa phương với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sẽ góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm măng Mai Lục Yên.

2. Tăng doanh thu của HTX

2.1.  Kế hoạch kinh doan lá tre.

Hiện toàn xã Lâm Thượng đã có khoảng 500ha, tập trung chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, với tổng sản lượng khoảng trên 1.000 tấn măng tươi mỗi năm, thu về hàng tỉ đồng cho người dân địa phương. cây măng mai ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Bên cạnh việc thu hái củ măng, nhận thấy tiềm năng lớn từ việc kinh doanh lá tre khô, chúng tôi dự kiến đầu tư 01 lò sấy lá tre để tiến hành sấy lá với quy trình là thu mua lá tươi, sau đó cho vào lò sấy khô rồi ép thành kiện, sau đó kiện được mở ra để  phân loại và tuyển chọn lá, tùy độ rộng và dài, lá sẽ được phân loại thành loại A và loại B, sau đó lá sẽ được sấy thêm một lần nữa sau đó mới đóng gói và vận chuyển

Việc sấy lá là khâu quan trọng nhất. Lá sấy ra phải đẹp, không bị rách và phải có mùi thơm đặc trưng, nếu không đúng lửa, lá dễ bị mốc và hỏng, thông thường 1 yến lá tươi sẽ thu được 4kg lá khô với đơn giá khoảng 30.000đ/kg  - 40.000đ/kg, sản phẩm sau khi đóng gói thành phẩm sẽ được cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu. Dự kiến sau khi dự án đi vào hoạt động, sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, với mức thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.

* Chi phí sản xuất cho một vụ 10 tháng thu hoạch và bán lá tre (Lá mai và lá giang) khô

ĐVT Việt Nam đồng

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

I

Chi phí đầu vào

 

 

 

4.472.000.000

1

Lá măng Mai

kg

180.000

10.000

1.800.000.000

2

Lá Giang

kg

180.000

8.000

1.440.000.000

3

Nhân công quản lý

Người

1

5.000.000

60.000.000

4

Lương công nhân

công

2.160

300.000

648.000.000

5

Nhiên liệu (củi)

m3

720

200.000

144.000.000

6

Khấu hao TSCĐ

 

 

 

330.000.000

7

Chi khác

 

 

 

50.000.000

II

Doanh thu

 

 

 

5.400.000.000

1

Lá măng Mai khô

kg

72.000

40.000

2.880.000.000

2

Lá Giang khô

kg

70.000

36.000

2.520.000.000đ

III

Lợi nhuận trước thuế (Doanh thu – Chi phí)

 

 

 

928.000.000

 

2.2. Kế hoạch kinh doanh lá tre tươi (1 vụ 10 tháng).

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

I

Chi phí đầu vào

 

 

 

1.372.000.000

1

Lương công nhân chăm sóc

công

3.960

200.000

792.000.000

2

Lương công nhân cải tạo

công

2.000

200.000

400.000.000

3

Phân bón (phân chuồng)

kg

50.000

2.000

100.000.000

4

Trang, thiết bị cải tạo

bộ

10

8.000.000

80.000.000

II

Doanh thu

 

 

 

1.800.000.000

1

Lá măng Mai

kg

180.000

10.000

1.800.000.000

III

Lợi nhuận trước thuế (Doanh thu – Chi phí)

 

 

 

428.000.000

2.3. Kế hoạch kinh doanh các sản phẩm từ măng.

Hiện nay thị trường măng khô truyền thống chủ yếu được các thương lái thu gom để phân phối xuống các chợ đầu mối nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, giá cả bấp bênh, không ổn định. Măng khô truyền thống hay măng tươi hiện nay chỉ có thể mua bán theo thời vụ vì không bảo quản được lâu, măng khô tuy ngon nhưng muốn ăn người tiêu dùng phải ngâm, làm mềm măng trước khi sử dụng, công đoạn này mất rất nhiều thời gian (ngâm từ 1 đến 2 ngày măng mới mềm). Nên chỉ thích hợp trong những bữa ăn tiệc tùng, lễ hội …vv  không tiện lợi cho nhiều gia đình hiện nay do không có thời gian chuẩn bị.

Trong quy trình sản xuất măng khô chúng tôi sử dụng lò sấy không khói để chủ động công việc khi gặp thời tiết bất lợi, măng luộc đã ủ đủ ngày được xử lý ngay sẽ không bị chua và bảo toàn được giá trị dinh dưỡng trong măng, sau đó bảo quản tốt đợi trời nắng phơi lại cho vàng là được

* Chi phí sản xuất cho một vụ 2 tháng sản xuất và bán măng khô.

ĐVT Việt Nam đồng

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

I

Chi phí đầu vào

 

 

 

2.742.000.000

1

Măng tươi

Kg

400.000

5.000

2.000.000.000

2

Củi đốt

m3

60

200.000

12.000.000

3

Lương công nhân

Công

2.400

200.000

480.000.000

4

Nồi luộc + thiết bị phơi

Bộ

10

20.000.000

200.000.000

5

Bao bì

 

 

 

50.000.000

II

Doanh thu

 

 

 

2.800.000.000

1

Măng khô

Kg

28.000

100.000

2.800.000.000

III

Lợi nhuận trước thuế (Doanh thu – Chi phí)

 

 

 

58.000.000

 

 

PHẦN III

KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

 

1. Định vị

Đơn vị thực hiện là HTX. So với các sản phẩm cùng loại sản phẩm của chúng tôi có điểm mạnh như: Áp dụng quy trình sản xuất khoa học với trang thiết bị tiên tiến, sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng, tuy nhiên so với các sản phẩm cùng khu vực thì giá thành đang cao hơn.

Đứng trước sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi các HTX buộc phải chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, giảm đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong một nền kinh tế nông nghiệp... Tập trung xây dựng vùng xuất nông sản an toàn, ứng dụng quy trình sản xuất tốt; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm tạo niềm tin và chỗ đứng trên thị trường, đối tượng nhắm tới của HTX là những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, với nhiều độ tuổi và gới tính khác nhau, phân bố chủ yếu ở những thành phố lớn và những khách hàng nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc….vv

 

2. Xác định mục tiêu:

- Mỗi năm dự kiến đạt lợi nhuận khoảng trên 1 tỷ đồng.

- Đưa ra thị trường đa dạng hóa sản phẩm đã qua sơ chế, đóng gói.

    - Mở rộng quy mô, hoàn thiện quy trình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Tạo thêm công ăn việc làm cho bà con nhân dân, giúp đỡ các đoàn viên thanh niên trong quá trình lập thân, lập nghiệp.

- Giới thiệu và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng trên khắp nơi trên đất nước.

 

3. Chuẩn bị

Tài chính:

- Huy động vốn từ các thành viên, các tổ chức tín dụng ngân hàng và các nhà đầu tư.

Kế hoạch Marketting

- Đối với khách hàng địa phương và khu vực lân cận sẽ bán hàng tại chỗ (vận chuyển đến tận nơi nếu khách hàng yêu cầu).

-  Đối với khách hàng ở xa có thể bán hàng tại chỗ hoặc bán qua các chi nhánh trực thuộc.

- Tuyên truyền, quảng cáo thông qua các kênh như: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...vv.

- Thông qua các kênh xã hội như: Zalo, Facebook, Website, Báo chí...để tăng cường sức quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ.

- Phát huy mối quan hệ của tất cả các thành viên HTX nhằm không ngừng quảng bá sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường một cách rộng rãi, đa dạng.

 

4. Triển khai

- Triển khai chương trình bán hàng, chiến dịch xúc tiến thương mại, quảng cáo, tiếp thị, hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng…

- Tiếp cận khách hàng: gặp gỡ trực tiếp hoặc liên hệ qua điện thoại, email, các phương tiện trực tuyến…

- Đàm phán, chốt đơn, ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch với các khách hàng tiềm năm

           

PHẦN IV

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

 

1. Nhận diện khách hàng mục tiêu:

Nhắm vào nhóm khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, có ít thời gian cần sử dụng những mặt hàng tiện lợi và chất lượng.

2. Phân tích cạnh tranh:

Sẽ phải cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại trong và ngoài khu vực nên cần phải tận dụng tối đa lợi thế vùng, chất lượng sản phẩm với những hương vị đặc trưng để đảm bảo thị trường tiêu thụ và tối ưu hóa lợi nhuận sản phẩm.

3. Phương án định vị:

Thiết lập chỉ dẫn địa lý để khách hàng biết và yên tâm hơn về vùng nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm.

Mức cầu dự kiến của thị trường: Những sản phẩm thực sự chất lượng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với logo hợp tác xã; thiết lập và quản lý, sử dụng hiệu quả mã số, mã vạch và nhãn hiệu hàng hóa.

- Đầu tư in ấn bao bì, nhãn mác phục vụ khâu tiêu thụ sản phẩm

 

PHẦN V

Ý NGHĨA TÁC ĐỘNG XÃ HỘI, CỘNG ĐỒNG

 

Dự án triển khai trên địa bàn huyện Lục Yên sẽ có một số tác động sau:

- Sẽ mở ra 1 hướng mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Yên và các khu vực lân cận.

- Giúp người dân trồng măng có thu nhập ổn định.

- Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho bà con nhân dân và các đoàn viên thanh niên.

- Đưa măng Mai trở thành sản phẩm mũi nhọn của địa phương, giúp người dân  xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghành trồng trọt nói riêng và ngành kinh tế nông nghiệp nói chung.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, các đoàn viên thanh niên có tâm huyết, khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình, nhằm đưa các sản phẩm của sây măng Mai trở thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tiến tới làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trên đây là phần trình bày chi tiết dự án “ Cải tạo, nâng cao sản lượng củ, lá măng Mai và Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm măng Mai huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái kính mong Ban giám khảo, Hội đồng phản biện xem xét, tạo điều kiện để cho dự án của chúng tôi đi vào hoạt động theo hướng thuận lợi nhất.

 

 

CHỦ Ý TƯỞNG DỰ ÁN

 

 

 

 

Phạm Thanh Tuyền

 

Các tin khác:

Dự án: Hello Mù Cang Chải, Yên Bái

Homestay là một loại hình du lịch khách hàng sẽ lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. Homestay là loại hình du lịch dành cho những ai đam mê khám phá, trải nghiệm văn hóa, phong tục, tập quán tại những vùng đất mới. Loại hình dịch vụ này là cách quảng bá nét đẹp văn hóa, con người và cảnh quan một cách chân thật nhất. Khi đi du lịch, thay vì thuê phòng tại các khách sạn, resort, … bạn sẽ được ở tại nhà của người dân địa phương, trở thành một thành viên trong gia đình họ, cùng ăn, cùng ở và cùng trải nghiệm cuộc sống tại nơi mà du khách đặt chân đến. Từ đó, có cái nhìn gần gũi và thực tế về đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa của vùng đất đó và du khách sẽ được trải nhiệm tất cả phong tục văn hoá, trò chơi dân gian tại nơi du khách đến . Mù Cang Chải là một huyện ít văn hóa tuy nhiên lại hết sức đặc sắc, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều cảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp vương tầng thế giới, có nhiều đồi núi đa dạng. Tôi là một thanh niên trong làng sống từ nhỏ tôi hiểu được phong tục, tập quán, văn hoá bản địa. Năm 2017 tôi đã quyết định mở một homestay dựa vào cộng đồng để phát triểu du lịch tại xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải với nhiều chương trình cho du khách trải nhiệm theo các tour du lịch trong huyện.