Dự án: Hello Mù Cang Chải, Yên Bái

 Tên dự án : HELLO MU CANG CHAI

Chủ dự án : Anh GIÀNG A DÊ

Địa điểm : Bản La Pán Tẩn, Xã La Pán Tẩn, Huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái

Điện thoại: 0379292222

Website : https://hellomucangchai.com

Email : giangade89@gmail.com

Tổng vốn đầu tư   1.600.000.000 VNĐ

Vốn cần huy động : 1.000.000.000 VNĐ

Thời gian hoàn vốn : 5 năm

1.     GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN

1.1.         Giới thiệu về Đề án Hello Mu Cang Chải và đặc trưng của loại hình này là Homestay

   Homestay là một loại hình du lịch khách hàng sẽ lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. Homestay là loại hình du lịch dành cho những ai đam mê khám phá, trải nghiệm văn hóa, phong tục, tập quán tại những vùng đất mới. Loại hình dịch vụ này là cách quảng bá nét đẹp văn hóa, con người và cảnh quan một cách chân thật nhất. Khi đi du lịch, thay vì thuê phòng tại các khách sạn, resort, … bạn sẽ được ở tại nhà của người dân địa phương, trở thành một thành viên trong gia đình họ, cùng ăn, cùng ở và cùng trải nghiệm cuộc sống tại nơi mà du khách đặt chân đến. Từ đó, có cái nhìn gần gũi và thực tế về đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa của vùng đất đó và du khách sẽ được trải nhiệm tất cả phong tục văn hoá, trò chơi dân gian tại nơi du khách đến . Mù Cang Chải là một huyện ít  văn hóa tuy nhiên lại hết sức đặc sắc, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều cảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp vương tầng thế giới, có  nhiều đồi núi đa dạng. Tôi là một thanh niên trong làng sống từ nhỏ tôi hiểu được phong tục, tập quán, văn hoá bản địa. Năm 2017 tôi đã quyết định mở một homestay dựa vào cộng đồng để phát triểu du lịch tại xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải với nhiều chương trình cho du khách trải nhiệm theo các tour du lịch trong huyện.

 

Hiện nay chúng tôi đã thiết kết và vận hành 11 tour du lịch trong huyện. có 4 hướng dẫn viên chuyên chạy tour, có 3 hướng dẫn viên chuyên pha chế đang học tại trường KoTo Hà nội, với chiến lược này hiện nay chúng tôi đã thu hút được rất nhiều du khách không chỉ trong nước mà  quốc tế  đến với Homestay hang nghìn lượt mỗi năm. Homestay  có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách nước ngoài,  đối tượng Tây balo – những người đam mê trải nghiệm, khám phá đất nước, con người Việt Nam.

Một số đặc trưng của loại hình du lịch homestay :

Vị trí của Homestay : Theo khảo sát thực tế, đa số các homestay được xây dựng và kinh doanh tập trung tại những khu vực, vùng miền có nhiều tài nguyên hoang dã, vẫn còn nguyên sơ và cần được bảo tồn; Những khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, văn hóa có những nét đặc trưng theo tộc người, phong tục, tôn giáo… Ngoài ra, mô hình này còn xuất hiện tại một số những khu vực đáp ứng các điều kiện tài nguyên, văn hóa, con người, … như trên nhưng chưa có điều kiện kinh phí, quy mô, để xây dựng khách sạn hay nhà nghỉ, nhà hàng để phục vụ du khách.

Quy mô nhỏ, giá thành rẻ : Homestay chỉ cải tạo đơn giản từ chính ngôi nhà của người dân địa phương hoặc xây dựng theo mô hình đó sao cho đáp ứng được những điều kiện thiết yếu nhất của một cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch. Sau đó, chỉ cần xin giấy phép kinh doanh tại chính quyền địa phương là có thể đón khách.

Với mô hình du lịch homestay mỗi gia đình sẽ chỉ đón 10 – 30 khách du lịch một lượt, tùy thuộc vào quy mô cụ thể của từng nhà. Mức giá thuê của một homestay cũng khá “mềm”, dao động từ vài chục cho đến vài trăm nghìn một phòng/đêm, tùy vào quy mô phòng ở, trang bị tiện nghi và loại hình dịch vụ kèm theo,

Dịch vụ tiện nghi : Với tiêu chí mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thực nhất, do đó, các dịch vụ kèm theo của homestay chỉ dừng lại ở mức độ trung bình khá. Thường sẽ chỉ có những dịch vụ thiết yếu nhất: ăn uống và ngủ nghỉ. Ngoài ra, còn có một số những dịch vụ khác như cho thuê xe đạp, xe máy, … để đảm bảo mang đến cho du khách cuộc sống trải nghiệm tốt nhất, một không gian nghỉ ngơi thoải mái nhất với mức giá tốt nhất

.

Khách du lịch có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tìm hiểu văn hóa địa phương : Homestay là một hình thức du lịch dựa vào cộng đồng, là loại hình lưu trú du lịch mà tại đó khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ngủ và cùng sinh hoạt với người dân bản địa, được tham gia vào các công việc thường ngày, tham dự những lễ hội, những cuộc vui chơi của người dân bản địa. Với mô hình du lịch này, du khách có thể nhanh chóng hòa nhập, trực tiếp cảm nhận về vùng đất mà họ đang đặt chân đến, về những con người mà họ đang tiếp xúc chứ không đơn thuần chỉ là tham quan.

+  Được giao lưu với nhiều người bạn mới, trau dồi khả năng ngoại ngữ : Khách du lịch của các Homestay chủ yếu là dân du lịch bụi hay các phượt thủ, đa phần họ không quen biết nhau trước đó. Khi lưu trú tại đây, họ sẽ được cùng nhau tham gia vào các hoạt động, cùng nhau sinh hoạt, tìm hiểu đời sống văn hóa, con người của vùng đất đó. Chính vì vậy, du lịch homestay còn là một chiếc cầu nối hữu hiệu để con người được gần nhau hơn, quen biết và giao lưu với nhiều người trên khắp vùng miền, quốc gia. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình, thì homestay là một môi trường lý tưởng. Những cơ sở lưu trú này không thiếu những vị khách nước ngoài.

+  Du khách sẽ có được những trải nghiệm chưa từng có: Ngoài việc được ở cùng, ăn cùng người dân bản địa, du khách còn có được những hướng dân viên du lịch bản địa chuyên nghiệp, sẵn sàng hướng dẫn bạn tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần, những danh lam thắng cảnh đẹp, lạ, hoang sơ hay những nét tập quán đặc trưng mà không phải ai cũng có thể biết được.

1.2.         Về chúng tôi

Nhắc đến Homestay thì không thể nào bỏ qua được Mù Cang Chải – vùng đất Cao Nguyên xinh đẹp, kì vĩ và đang bảo tồn nét văn hóa rất riêng của đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc ng, dân tộc Thái, … Nếu bạn là người đam mê trải nghiệm và muốn khám phá các nền văn hóa khác nhau, thì lưu trú tại các Homestay Mù Cang Chải là sự lựa chọn dành cho bạn. Homestay nơi đây được trời phú cho quang cảnh thơ mộng với thiên nhiên hùng vĩ và rừng núi bao quanh. Nhắc đến Homestay Mù Cang Chải là gợi lên những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ giữa thiên nhiên núi trời, có view ra ruộng bậc thang bát ngát. Hay những căn phòng được trang trí bằng vải thổ cẩm đặc trưng nơi đây làm Homestay Mù Cang Chải không lẫn vào đâu được.

Hello Mu Cang Chai Homestay nằm ở trung tâm thắng cảnh quốc gia La Pán Tẩn nằm cách thị trấn Mù Cang Chải 18km và cách UBND xã La Pán Tẩn 1km về phía nam, không phải đi xa từ vị trí này quý khách chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là quý khách có thể cảm nhận được màu vàng của những cánh đồng ruộng bậc thang chải dài bát ngát, được ví như những thảm lụa, rực rỡ khoe sắc dưới ánh nắng sớm buổi bình minh, là cơ hội tốt nhất để quý khách có thể săn cho mình những bức ảnh đẹp nhất hiếm khi bắt gặp. Homestay nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển. Khu vực này là nơi có những cánh đồng lúa Mù Cang Chải nổi tiếng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là cảnh quan quốc gia và là nơi tổ chức nhiều lễ hội Yên Bái tuyệt vời.

Hello Mu Cang Chai Homestay cam kết tạo ra sự khác biệt sâu sắc cho cộng đồng địa phương bằng cách bảo tồn văn hóa của người Mông. Cung cấp dịch vụ du lịch tham quan tốt. Duy trì hệ sinh thái và trở thành một nhà cung cấp được công nhận tăng trưởng cộng đồng hiệu quả.

Chúng tôi rất tự hào là một trong số ít các Homestay của người Mông tồn tại trong khu vực này và là một doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu và điều hành bởi người Mông. Chúng tôi hiểu rằng đây là một thành tựu quan trọng bởi vì người dân tộc thiểu số Mông phải đối mặt với mức độ nghèo đói và rào cản lớn hơn nhiều trong việc tiếp cận vốn và hỗ trợ kinh doanh. Du lịch có trách nhiệm đến khu vực của chúng tôi cung cấp cho chúng tôi các cơ hội quan trọng để kiếm thu nhập bền vững, lần lượt giúp gia đình và cộng đồng của chúng tôi phát triển.

Đến với Hello Mu Cang Chai Homestay của chúng tôi bạn sẽ được gặp gỡ những con người dân tộc Mông, trải nghiệm và tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp nhất . Tại đây bạn sẽ được tham quan những địa điểm nổi tiếng và đẹp nhất ở Mù Cang Chải. Nếu bạn muốn tham gia các tour du lịch tại Hello Mu Cang Chai Homestay, chúng tôi có nhiều lựa chọn cho bạn thấy những điểm thu hút nổi tiếng. Có rất nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn ở đây! cũng là nơi hoàn hảo để nghỉ ngơi và tạo ra những kỷ niệm vui vẻ mà bạn sẽ có sau chuyến đi.

2. VÀI NÉT VỀ HUYỆN VÙNG CAO MÙ CANG CHẢI

2. 1. Lịch sử hình thành Huyện  Mù Cang Chải.

Thời nhà Lý Mù Cang Chải thuộc Châu Đang, đời hậu Lê thuộc Châu Chiêu Tấn phủ An Tây trong thừa tuyên Hưng Hóa,

Ngày 07 tháng 05 năm 1955 chính phủ thành lập khu tự trị thái mèo, trong đó có Mù Cang Chải, sau đổi là khu tự trị Tây Bắc.

Ngày 18 tháng 10 năm 1957 chính phủ thành lập châu Mù Cang Chải khi mới thành lập huyện Mù Cang Chải Chải chỉ có 1.200 người, đến nay dân số Huyện Mù Cang Chải có 62252 người, chủ yếu là dân tộc Mông.

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1.2.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên

Huyện Mù Cang Chải là một trong 7 huyện của thành của tỉnh Yên Bái, nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái và cách trung tâm tỉnh 180km. cách thủ đô Hà Nội là 345km.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên xấp xỉ 1200 Km2 , hầu hết là khu vực núi cao bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, giữa các dãy núi là các khe suối thuộc lưu vực Sông Hồng và Sông Đà, độ cao tuyệt đối thấp nhất là cánh đồng Cao Phạ 650 m, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có 2.963 m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các sườn núi trải dài, mái dốc, có độ dốc trung bình 30o, tuy nhiên có nơi có độ dốc cục bộ lên tới trên 45o.

Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Phía Nam giáp huyện Mường La, tỉnh Sơn La; Phía Đông giáp huyện Văn Chấn; Phía Tây giáp huyện Than Uyên, Tỉnh Lai Châu.

 Nhiệt độ : Mù Cang Chải có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa, mùa khô hanh và mùa mưa, nhiệt độ bình quân trong năm là 18,5oc

Bảng 3: Đất đai và dân số và các đơn vị hành chính ở Huyện Mù Cang Chải

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Tổng diện tích tự nhiên

Ha

119.909,75

Đất nông nghiệp

Ha

7,566.05

Đất lâm nghiệp

Ha

80,226.80

Đất chưa khai thác

Ha

30,075.67

Tổng dân số

Người

62252

Dân tộc Mông

Người

56906

Dân tộc Thái

Người

2350

Dân tộc Kinh

Người

1945

Dân tộc khác

Người

1051

Số xã trên địa bàn huyện

13

Số thị trấn

Thị trấn

1

(Nguồn số liệu: điều tra)

2.3. Dân cư và cộng đồng các dân tộc

Tính đến cuối năm 2018, dân số toàn huyện 62252 người, bao gồm 12 dân tộc cùng chung sống trong đó chủ yếu là người Mông chiếm gần 91% sống rải rác ở 98 thôn, bản và 10 tổ dân phố thuộc

Mật độ dân số trung bình: 43/km2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 2,02%.

Tổng dân số trong huyện la 62252 người.

2.3.1  Các đơn vị hành chính và phân bổ dân số

Bảng 4 - Các đơn vị hành chính và dân số

STT

Huyện, Xã

Dân Số

(Người)

Mật độ dân số

(Người/Km2)

Diện tích   (Km2 )

1

Thị trấn Huyện Mù Cang Chải

2869

406.6043084

7.0560

2

Xã Kim Nọ

1883

58.17384185

32.3685

3

Xã Lao Chải

8656

54.84017093

157.8405

4

Xã Hồ Bốn

2718

50.61000134

53.7048

5

Xã Khao Mang

5232

78.85574764

66.3490

6

Xã Mồ Dề

4486

69.50459

64.5425

7

Xã Chế Cu Nha

3323

77.33320301

42.9699

8

Xã La Pán Tẩn

4859

147.225471

33.0038

9

Xã Cao Phạ

5595

64.49537985

86.7504

10

Xã Nậm Có

8497

42.13406537

201.6658

11

Xã Púng Luông

4017

74.97998107

53.5743

12

Xã Nậm Khắt

5260

44.40786002

118.4475

13

Xã Chế Tạo

2319

9.851731233

235.3901

14

Xã Zé Xu Phình

2538

57.58954403

44.0705

(Nguồn thông tin: Phòng thống kê)

 

2.3.2.  Các cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội

Tuyến đường Quốc lộ 32 dài 77 km, 4km đường nội huyện lỵ được nâng cấp. Nâng cấp 555 km đường liên xã thuộc 13 xã toàn huyện, hiện nay đã có đường ô tô đến được các trung tâm xã. Xây dựng mới đường Nậm Khắt - Ngọc Chiến 30km nối liền với Sơn La. Có 6 cầu treo: Nậm Có, Cao Phạ, Púng Luông, Chế Cu Nha, Lao Chải.

Hoàn thành 6 đập dâng: Púng Luông, Kim Nọi, Mồ Dề, Chế Tạo, Khau Mang, Lao Chải và Hồ Bốn, Có thuỷ điện Nậm Kim, Nậm Pơ và Thủy điện Khao Mang, Hồ Bốn, ở các vùng sâu, vùng xa  điện lưới không tới được thì có các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ và hiện nay đang có dụ án xây đựng điện từ Nghĩa Lộ đến Ngã Ba Kim với đường dây tải điện 35 kv.

2.3.3. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ

Nếu chỉ nghe thôi, ai cũng nghĩ Mù Cang Chải là xứ heo hút, nghèo nàn lạc hậu, quanh năm chìm trong sương mù, không nhìn thấy núi rừng, không có cảnh thiên nhiên gì đẹp, nơi mà ánh sáng văn minh không bao giờ chiếu đến, nhưng du khách đến tận nơi sẽ thấy không phải như vậy. Mù Cang Chải thực tế rất sôi động và phát triển, những con đường dải nhựa thẳng tắp, phố xá mọc lên nhiều với cảnh buôn bán nhộn nhịp và ẩn chứa một vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng xa xôi, một cái đẹp của tình người, tình đất vùng cao. Mù Cang Chải có rất nhiêu cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như:  Đèo Khâu Phạ, ruộng bậc thang, rừng nguyên sinh Chế Tạo, núi Tháp trời La Pán Tẩn, rừng thông, Mù Cang Chải nằm gọn trong thung lũng... Đường lên Mù Cang Chải tuy xa và khó khăn song lại rất thú vị, quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, chưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn Thái trên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạt ngàn hoa ban trắng đã được đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi dốc đứng. Qua đèo Khâu Phạ (cao 2100m) mờ trong sương trắng du khách sẽ được tân hưởng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây.

Đèo Khâu Phạ là con đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Du khách từ trên đỉnh của đèo Khâu Phạ nhìn xuống thung lũng Tú Lệ, du khách không khỏi xuýt xoa trước vẻ đẹp hiếm có này. Cả một vùng thung lũng tầng tầng những ruộng bậc thang nối nhau thành hình một lòng chảo khổng lồ. Con đường lên bản làng người Mông vắt một vệt đi thẳng lên tận trời. Vào mùa lúa chín tầm tháng 9 tháng 10, đây là mùa đẹp nhất, du khách qua Khâu Phạ để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của lúa trên những ruộng bậc thang nơi đây, cảnh đẹp chỉ có duy nhất Mù Cang Chải - Yên Bái. Những ngày thông thường du khách đến đèo Khâu Phạ giờ đẹp nhất là 7 giờ đến 9 giờ sáng, lúc sáng sớm 6 giờ những đám mây màu hơi đen sẫm trên đỉnh núi bắt đầu xuống lưng chừng núi, những ngọn núi cao bắt đầu nhô đỉnh lên trong làn mây, hình thành nên rất đảo nổi trên đám mây tuyệt đẹp, đến khoảng 7 giờ sáng ánh nắng mặt trời bắt đầu chiếu xuống, những đám mây đen sẫm lúc này đổi dần sang màu trắng, tạo nên một biển mây bao la tuyệt đẹp với hàng trăm đảo. Những đám mây còn lại tiếp tục xuống núi từ những khe núi, hình thành nên những dòng mây từ từ xuống như là những dòng sông đổ vào biển. Phần trên biển mây là ánh ban mai chiếu rọi vào biển mây tạo nên một không gian rộng lớn thoáng đãng, bầu không khí trong lành, mát mẻ. Hiện lên trước mắt là một cảnh thiên nhiên mây mù và ánh nắng hòa quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh dẹp kỳ vĩ làm say đắm du khách khi đặt chân đến đây. Đi vào trong biển mây dọc xuống chân núi không khí lạnh dần, mây mù dày hơn xuyên qua đám mây xuống đến đáy biển mây ( chân núi) thì lại không còn mây, và hiện lên trước mắt là cảnh những bản làng với một cuộc sống bình yên, sôi động. Khảng 8 giờ sáng những đám mây tan dần, những ngọn núi nhô lên cao hơn, những ngôn nhà lẻ tẻ, thưa thớt, những thửa ruộng bậc thang bắt đầu hiện lên dưới biển mây, hình thành lên một khung cảnh tuyệt đẹp đắm say lòng du khách. Khoảng 9 giờ sáng những đám mây tan gần như hết, những cánh đồng, những bản người Mông, người Thái hiện lên rõ rệt nằm gọn trong thung lũng, tứ phía là những ngọn núi cao trập trùng, hùng vĩ. Đám mây tan đi trong khoảng 3 giờ đồng hồ dường như rửa sạch những bụi bẩn trên các ngọn núi, tạo nên một bầu không khí trong lành. Những ai đi qua nơi đây điều chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp kỳ vĩ này, khiến cho tâm hồn du khách trở nên thư thái.

Khi du khách đi đến đèo Khâu Phạ Từ đây, cứ từ đèo này qua đèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang làm choáng ngợp lòng người.

Ruộng bậc thang: Khoảng 500 năm trước người Mông di cư từ Trung Quốc về Mù Cang Chải sinh sống,khi đến Mù Cang Chải, đất đai còn màu mỡ nên người Mông chủ yếu du canh, du cư, nhưng sau một thời gian canh tác, đất đai bạc màu dần và người Mông bắt đầu định canh định cư trên những mảnh nương rẫy của mình. Trong quán trình nương, rẫy người dân thấy tại cùng một mảnh nương nơi nào gần nước hơn thì lúa tốt và năng suất cao hơn, qua năm này đến năm khác nơi lúa có nước vẫn tốt hơn và đát ít bị bạc màu hơn. Do vậy, người dân đã nghĩ ra cách trồng lúa trong những đầm lầy venh thung lũng ban đầu họ đáp thành những ô nhỏ sau đo mở rộng dần, đáp bờ to và kéo dài hơn. Dân số ngày càng tăng nhu cầu về lương thực ngày càng lớn diện tích trồng lúa trong các đầm lầy ngày càng khan hiếm,  nên họ đã nghĩ ra cách đào mương dẫn nước về những nơi không có nước mà địa hình tương đối bằng phẳng, sau đó họ đắp bờ ngăn nước và hình thành nên những thửa ruộng thô sơ đầu tiên, sau một thời gian phát triển họ mở sang những nơi có địa hình dốc hơn ở các sườn đồi, núi, trong khoảng 300 năm hình thành và phát triển người dân tộc Mông đã tạo nên những đồi, núi ruộng bậc thang kỳ vĩ như ngay nay. Lịch sử hình thành ruộng bậc thang gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông Mù Cang Chải.

Quy trình làm ruộng bậc thang: Xưa kia, người Mông chọn những mảnh đất tốt dưới chân đồi, hai bên sườn đồi hoặc trên sườn núi đất không dốc quá 40º; và điểm đặc biệt là phải có nguồn nước tự nhiên là nằm cạnh các con suối hay có mạch nước đùn lên. Họ chặt ngọn một số cây gỗ lớn trên mảnh đất đó làm dấu hiệu xác lập quyền khai khẩn. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc đã huy động đủ nhân lực, việc khai khẩn được tiến hành, thường vào mùa xuân (khoảng tháng 1, 2, 3) để có thể tháo nước vào sử dụng ngay trong tháng 4, 5 cho kịp thời vụ. Để tạo ra được thửa ruộng bà con người Mông phải phát cỏ và các loại cây nhỏ, dọn sạch mặt đất, sau đó dùng cuốc đánh các gốc to rồi tiến hành đào và san. Khó khăn nhất là tạo mặt bằng cho ruộng. Mặt bằng ruộng có liên quan đến việc giữ nước và chia đều nước cho toàn ruộng. Việc đào và san ruộng là khâu kỹ thuật đòi hỏi các kỹ năng trong việc khai khẩn ruộng bậc thang. Ruộng đạt tiêu chuẩn phải đủ 2 tiêu chí cơ bản là mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân cho lúa. Người Mông nơi đây đã làm được điều này trong điều kiện hết sức khó khăn để đảm bảo cho việc canh tác lúa nước trên sườn đồi và chân các quả đồi. Việc tiếp theo là làm bờ ruộng. Trong hệ thống ruộng bậc thang, bờ ruộng là yếu tố quan trọng đóng vai trò là “bức tường” giữ nước. Người ta thường dùng cuốc bướm cào đất thành bờ, dùng chân dẫm và gáy cuốc đập mạnh vào để nén chặt bờ ruộng. Độ chênh lệch giữa thửa ruộng trên và thửa dưới thường là 1 - 1,5m. Khi có nước tháo vào ruộng, bờ sẽ cứng lại.

Công việc khai khẩn được nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa như những bức tranh nghệ thuật hoành tráng treo trên các sườn đồi. Đây là nét độc đáo của loại hình canh tác mang đậm sắc thái của cư dân vùng cao huyện Mù Cang Chải. Vào mùa Hạ, đó là những bức thảm mơn mởn màu xanh lúa non và đến mùa Thu lại trở thành những làn sóng lúa chín vàng rực rỡ. Những sóng lúa vàng trải dài dưới thung lũng, xếp tầng lớp men theo sườn đồi, đỉnh nối đỉnh. Sắc vàng của những cánh đồng chín xen lẫn sắc xanh của những cánh đồng nối vụ tạo thành dải lụa mềm mại, trong nắng mùa thu miền rẻo cao.

Du khách sẽ được tận mắt trông thấy ruộng bâc thang Mù Cang Chải là những cánh đồng ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau, ngút ngàn đến tận trời xanh. Với vẻ đẹp kiều diễm, kiêu sa, những cánh đồng ruộng bậc thang nghiêng mình, uốn lượn qua những quả đồi mộc mạc mà giản đơn. Ruộng bậc thang nơi đây đẹp nhất vào lúc bình minh sáng và buổi chiều lúc hoàng hôn. Với vẻ đẹp vốn có, ruộng bậc thang không chỉ là niềm tự hào của người dân mà còn làm say lòng biết bao con người đã từng đặt chân tới vùng đất này. Theo từng mùa thì ruộng bậc thang Mù Cang Chải lại có một vẻ đẹp riêng. Đầu xuân, những thửa ruộng bậc thang được chăm chút bao đời của người Mông đã bắt đầu mướt xanh trên các cánh đồng. Mùa gặt ở Mù Cang Chải thường rơi vào giữa tháng năm và tháng mười dương lịch, mênh mông màu vàng sóng lúa, màu vàng của đất đỏ, hương  vị của rừng núi hòa với không khí trong lành của vùng cao.

Càng lên cao du khách càng thấy thú vị bởi Mù Cang Chải không chỉ đẹp trong màu xanh của núi rừng, màu vàng của những cánh đồng lúa bạt ngàn, màu vàng của đất đỏ, mà tại đây ta còn thấy cái đẹp trong tâm hồn người Mông, trong sự mến khách của đồng bào. Tới đây, dù vào những ngày giá lạnh thì sự nồng ấm của tình người cũng xua đi được cái lạnh giá đặc trưng của miền núi.

Mù Cang Chải ngày càng trở nên gần gũi hơn không chỉ đối với các du khách địa phương, mà còn cả với các du khách nước ngoài. Đến thăm nơi đây, du khách có thể thả tâm hồn mình vào với núi rừng, hít thở không khí trong lành với khí hậu mát mẻ, rất tốt để có thể thư giãn vào những kỳ nghỉ dài. Hơn thế nữa, du khách còn có thể tận mắt chứng kiến những cánh đồng ruộng bậc thang ngút ngàn, đẹp nên thơ và ghi lại chân thực được hình ảnh của nơi đây, được chìm đắm trong sự nồng ấm, hiếu khách của những người dân bản địa hiền hậu. Từ những bàn tay lao động cần cù,  ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã trở thành kỳ quan, là danh thắng quốc gia cần được bảo tồn và phát triển. Nét văn hóa đặc sắc vùng cao và vẻ đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang đã tạo nên một Mù Cang Chải đẹp và hấp dẫn trong lòng du khách mỗi khi đến nơi đây, trong câu hát và trong những vần thơ. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được biết đến là kỳ quan nhân văn của vùng Tây Bắc, một bức tranh hùng vĩ hoành tráng và cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của đồng bào Mông. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp thân thiện và hữu tình hấp dẫn du khách, tạo ra một không gian văn hóa, du lịch sôi động và đa sắc màu.

Mùa xuân đến với Mù Cang Chải, du khách sẽ được đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên của những rừng thông cao vút bạt ngàn, của sắc hồng hoa đào, của sắc trắng hoa ban, hoa mận…, được ngắm mây bay rập rờn trên đỉnh núi hay dưới thung lũng. Bên cạnh đó, hương rừng, trái rừng và những làn gió mát rượi của vùng đất này cũng khiến cho tâm hồn khách tham quan trở nên thư thái.

Bên cạnh hình ảnh của núi rừng Mù Cang Chải, du khách còn được chứng kiến cuộc sống của những con người nơi đây, nét cần cù, chịu khó, với các phong tục tập quán mang đậm bản sắc vùng cao. Đến đây bạn còn được tham dự các trò chơi như ném pao, đánh đu của các cô gái, chàng trai người Mông, tham gia mở ruộng bậc thang, làm ruộng trải nhiệm cùng người đồng bào và tham dự những lễ hội văn hoá khác.

Do vị thế của mình nên ở đây vẫn còn lưu giữ được những vùng rừng đa dạng sinh học như rừng nguyên sinh Chế Tạo nằm ở phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều loại động thực vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới như quần thể vượn đen tuyền…

Ngoài việc thưởng ngoạn những cảnh đẹp du khách đến đây còn được đi dã ngoại, đi leo núi, cắm trại, tắm ở suối nước nóng và thưởng thức những món ăn ngon với nhiều hương vị độc đáo, hấp dẫn - một cảm giác dễ chịu mà ít nơi nào có được.

Sự hấp dẫn của Mù Cang Chải, đặc biệt đối với những nhà nhiếp ảnh, nhà thơ khiến cho nơi đây dù có heo hút xa xôi cách trở thế nào cũng phải đến cho kỳ được chính là những thửa ruộng bậc thang ôm viền trên những triền núi - một kỳ quan một kiệt tác nghệ thuật do bao thế hệ của người Mông khai phá được.

2.4. Mù Cang Chải - di sản ruộng bậc thang.

Toàn huyện Mù Cang Chải có diện tích: 119908,75 ha, trong đó diện tích ruộng bậc thang là 700 ha,  thì xã La Pán Tẩn: 189,11 ha, Zé Xu Phình: 18ha, Chế Cu Nha: 114 ha. Diện tích tuy nhỏ nhưng là những kỳ tích hàng trăm năm khai phá của đồng bào. Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần du khách cũng cảm nhận được sự giàu có của thiên nhiên, đặc biệt du khách sẽ được ngắm những “mâm xôi xanh, mâm xôi vàng” của ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, ruộng lúa ở thung lũng, ruộng leo lên đồi, ruộng lồi trên non, đó là ấn tượng ban đầu khi du khách được đặt chân đến vùng đất thâm sơn cùng cốc của tỉnh Yên Bái. Mùa gặt ở Mù Cang Chải thường rơi vào giữa tháng năm và tháng mười dương lịch, mênh mông màu vàng sóng lúa,  hương đất hương ngàn hòa với thứ thanh khí vô nhiễm của vùng cao, làm dịu với lữ khách miền xuôi.

Đến Mù Cang Chải duy nhất chỉ có quốc lộ 32 bằng hai hướng. Nếu theo hướng Đông Bắc, từ Hà Nội, sẽ lên Yên Bái, từ Yên Bái đến Mường Lò 80km. Rồi đi tiếp 100km thì đến Mù Cang Chải, nhưng trên 80km là đường đèo dốc tiến lên liên tục. Chừng nào leo đến độ cao 1.750m, sương mây mù mịt chính là đỉnh đèo Khâu Phạ là sắp đến thị trấn Mù Cang Chải.

Nếu đi theo hướng Tây Bắc, từ Hà Nội, dọc theo đường quốc lộ 6, 300 km đến Sơn La, sau đó đi tiếp khi đến huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên, rẽ theo đường quốc Lộ 279, đi 107 km sễ đến Huyện Thang Uyên của tỉnh Lai Châu, rồi đi tiếp 40 km đến Thị trấn Mù Cang Chải.

Dọc hai bên đường là những ngôi nhà của người Mông mái được lợp bằng gỗ. Đó là gỗ lấy từ cây pơmu và samu, một loại thông đặc hữu chỉ có ở vùng núi cao Tây Bắc.

Cư dân Mù Cang Chải hiếu khách, khi du khách đến nhà thấy mình ai ai cũng nở nụ cười. Ở đây có rất nhiều món đặc sản như: hịt heo, thịt gà vừa thơm vừa chắc thịt. và đặc sản quí giá nhất là Táo Mèo,  được hái từ những cây táo cổ thụ, nơi quanh năm sương tuyết.

2.5. Thung vàng ngày mùa Mù Cang Chải.

Lên Mù Cang Chải mùa này du khách không chỉ cảm nhận được cái đẹp của núi rừng Tây Bắc mà còn tận hưởng vẻ đẹp ruộng bậc thang, bảng lảng mây và sương mù, bảng lảng lúa vàng trong các thung lũng, tới nhiều con suối không tên. Những người Mông, Thái, Dao, mặc áo rực rỡ, gùi lúa về bản. Khi du khách đến đúng mùa gặt của bà con, thì sẽ được ngắm cảnh trùng trùng điệp núi là những thung lũng lúa vàng rực. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, du khách không

khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi đây. Dưới chân núi, từng ruộng bậc thang cùng nhau chín rộ, dân bản rủ nhau đi gặt vui như ngày hội. Xa xa ngút tầm mắt là trung trùng các dãy núi gối lên nhau, được bao phủ bởi những đám mây trắng xóa.

Nếu du khách đến vào ngày trời quang, sẽ được ngắm những dãy núi xanh ngút ngàn tầm mắt, phía dưới chân núi bà con nhộn nhịp gặt lúa. Ở đây, trời rất hay bị mây mù, nắng không lâu. Nên bà con trên này thường đi gặt khá muộn, gần trưa, khi mặt trời lên cao và báo hiệu cả một ngày nắng đẹp. Có những nhà huy động cả anh em hộ hàng cùng gặt giúp và nếu du khách đến vào mùa lúa chín Mù Cang Chải du khách có thể tham gia gặp lúa cùng với đồng bào nơi đây, khi gặt hết nhà này rồi sang nhà khác. Thậm chí, có những phụ nữ  mang cả đứa con mới đẻ được vài tuần tuổi ra đặt bờ ruộng để gặt lúa. Họ nói, phải gặt nhanh khi lúa chín, không rụng hết, lại sợ không có nắng nữa, vì ở trên núi cao, nên công việc gặt hái của đồng bào nơi đây cũng khó khăn hơn nhiều, những thửa ruộng bậc thang cao ngất, từng bậc mọc lên từng những lưng chừng núi. đi khắp huyện Mù Cang Chải, là những con đường như dải lụa xanh rợn chân mây, là đồng màu, là rơm vàng sau cày ải để trồng ngô và đay.

2.6. Tài nguyên du lịch rừng

Du khách đên với Mù Cang Chải không chỉ được ngắm biển mây đèo Khâu phạ, chiêm ngưỡng ruộng bậc thang quanh các sườn đồi, núi. Mà  cách trung tâm Mù Cang Chải 35 km  có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh xã Chế Tạo.Theo Tổ chức Bảo tồn động, thực vật Quốc tế (FFI), tại đây, có 788 loài thực vật bậc cao, trong đó hơn 33 loài thuộc diện quí hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới, hai loài thuộc cấp nguy cấp, bốn loài thuộc cấp bị đe dọa nguy cấp, bảy loài thuộc cấp quí hiếm. Về động vật còn hơn 240 loài, hơn 70 họ, hơn 20 bộ động vật xương sống. Đặc biệt, có hơn 40 loài động vật quí hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và 28 loài đang bị đe dọa toàn cầu. Hiện tại, nơi đây còn khoảng 100 con vượn (voọc) đen tuyền là loài duy nhất còn tồn sót ở nước ta. 22 loài bò sát, lưỡng cư, 127 loài chim, riêng họ khiếu có tới 41 loài (khướu vằn, khướu đuôi đỏ, khướu đất Pigmi, khướu lùn đuôi đỏ, khướu mào cổ hung, khướu mỏ dẹt vàng,… đặc biệt là loài niệc cổ hung Aceros Nipalensis). Ngoài ra, trong khu bảo tồn còn có 53 loài thú như: cầy vằn, nhím đuôi ngắn, cu li nhỏ, chó sói, khỉ mốc, lợn lòi, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu, báo gấm, báo lửa, báo hoa mai, voọc xám…

      

(Ảnh rừng nguyên sinh xã chế tạo Mù Cang Chải

Bảng 6: Một số loài động thực vật ở rừng nguyên sinh xã Chế Tạo.

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Bò sát, lưỡng cư

Loài

22

Chim khướu

Loài

41

Thú

Loài

53

Chim khác

Loài

86

Động Vật quý hiếm

Loài

33

Cây dược liệu

Loài

267

Thực vật bậc cao

Loài

788

( Nguồn số liệu: Tổ chức Bảo tồn động, thực vật Quốc tế FFI))

Ở Mù Cang Chải có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh khu vực xã Chế Tạo và vùng ngoại vi phía Bắc, phía Đông các xã Dế Su Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, với nhiều chủng loại sinh vật phong phú. Có 41 loài khướu (khướu vằn, khướu đuôi đỏ, khướu đất Pigmi, khướu lùn đuôi đỏ, khướu mào cổ hung, khướu mỏ dẹt vàng,… đặc biệt là loài niệc cổ hung Aceros Nipalensis). Có 53 loài thú như: cầy vằn, nhím đuôi ngắn, cu li nhỏ, chó sói, khỉ mốc, lợn lòi, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu, ngựa, báo gấm, báo lửa, báo hoa mai, voọc xám…

2.7 Những bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo

Mỗi một vùng một dân tộc thì điều có những phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất đặc trưng riêng. Cộng động các dân tộc ở Huyện Mù Cang Chải chủ yếu là dân tộc Mông và sống phần lớn ở vùng núi cao. Do đó, các đân tộc ở Mù Cang Chải có những tập tục, truyền thống cũng như tập quán sinh hoạt, sản xuất thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng.

3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÙ CANG CHẢI.

3.1. Các cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.

 Hiện nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có tổng số nhà nghỉ là 31, nhà hàng 03, nhà khách: 01. Chưa có khu vui chơi giải trí nào tại trung tâm và các điểm du lịch. Huyện và dự án 134, 135 ( giai đoạn I, II ) đã đầu tư, xây dựng một số công trình sau:

Bảng 7: Các cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2018

1

Nhà nghỉ được xây dựng

Cái

31

2

Homestay

Cái

35

3

Nhà khách được xây dựng

Cái

01

4

Nhà hàng có phòng ngủ cho khách

Cái

03

5

Du lịch cộng đồng các điểm thuê

Trang phục

Cái

05

6

Xây dựng đường liên xã thuộc 13 xã huyện Mù Cang Chải

Km

172

7

Mở thêm ruộng bậc thang

Ha

15

8

Thủy lợi

Công trình

13

9

Công trình cấp nước sinh hoạt

Công trình

3

( Nguồn tài liệu: Phòng thống Kê)

Bảng 8 - Số lượng du khách đến huyện Mù Cang Chải qua một số năm.

Loại du khách

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Khách du lịch đến địa phương

40009

41000

50000

110000

60090

90000

Quốc tế

865

915

1021

1650

2660

4149

Nội địa

39,144

40,085

48,979

108,350

57,430

85,851

( Nguồn tài liệu: Văn hóa)

Hình thức du lịch của du khách đến Mù Cang Chải chủ yếu là tự phát, các cơ sử lưu trú chưa có nên du khách chỉ  đi thoáng qua ngắm cảnh, chục ảnh… rất ít khi có tổ chức du lịch đi thành những tuor dài, nghỉ dưỡng dài ngày ở đây, vì lý do chúng ta chưa thực sự thiết kế ra nhiều tour du lịch nội huyện để đưa đến  cho du khách ở lâu hơn, biết đến nhiều hơn về Mù Cang Chải.

3.2. Đội ngũ nhân lực phục vụ công tác du lịch

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một tổ chức. Bởi của cải vật chất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người. Mù Cang Chải đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả huyện 62252 người (Tính đến cuối năm 2018). Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 33.000 người, và chiếm một tỉ lệ cao 53.01% cả huyện, thuộc cơ cấu dân số vàng. Vậy rõ ràng Mù Cang Chải đang có thế mạnh lớn về nguồn lực lao động tuy nhiên hiện nay nguồn lực phục vụ cho du lịch hiện còn rất yếu, nguồn nhân lực có trình độ Đại học, Cao đảng chưa có mà chỉ mang tính tự phát, lẻ tẻ chưa có tổ chức. Do vậy cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa nguồn nhân lực.

3.3. Tình hình đầu tư cho dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện

Ngày 6/8/2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định 1119/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển Kinh tế - xã hội của huyện Mù Cang Chải, với tổng nhu cầu vốn trong cả giai đoạn 2007 – 2010 là 1.125,75 triệu đồng, 2010 - 2020 là 3.877,125 triệu đồng.

Hiện nay đang có chương trình xây dựng nông thôn kiểu mới trong giai đoạn 2011 - 2020 ở một số xã, đi đầu là xã La Pán Tẩn. Tổng vốn đầu tư tại La Pán Tẩn là: 173.231 triệu đồng.

Hoạt động của nhân dân các dân tộc bản địa: Nhân dân các dân tộc bản địa đã tích cực mở rộng ruộng bậc thang, tổ chức các lễ hội văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tích cực canh tác tăng vụ cho các loại cây trồng mà vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên theo hướng tôn tạo của nó. Với chương trình dự án 134, 135 giai đoạn I, giai đoạn II đã tạo điều kiện cho các dân tộc bản địa mở rộng diện tích canh tác cây trồng như: Trồng thảo quả,  khoai tây, đậu tương, rau xanh, cỏ voi..... trọng tâm là mở rộng diện tích ruộng bậc thang trồng lúa nước, tăng vụ, góp phần xóa đói giản nghèo. Chương trình khuyến khích nhân dân mở thêm ruộng tại các sườn núi dốc mà có dẫn nguồn nước tự nhiên về đến. Từ đó ruộng bậc thang đã tăng lên tạo nên một Mù Cang Chải tuyệt đẹp như ngày nay.

Bảng9:  Tình hình đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện

STT

Các chương trình, dự án đầu tư

ĐVT

2018

1

Đầu tư xây dựng nhà nghỉ, nhà khách

- Của tư nhân

- Của Nhà nước

 

Cái

Cái

 

31

01

2

Đầu tư xây dựng nhà hàng, cửa hiệu

- Của tư nhân

- Của Nhà nước

 

Cái

Cái

 

07

0

3

Đầu tư xây dựng đường xá giao thông

- Của tư nhân

- Của Nhà nước

 

Km

Km

 

3

305

4

Đầu tư xây dựng mở thêm ruộng bậc thang

Ha

5

(Nguồn số liệu: Phòng thống Kê và Điều tra)

 

3.4 Những giá trị thu được từ dịch vụ du lịch ở Mù Cang Chải.

- Những lợi ích thu được từ du lịch mang lại đối với huyện Mù cang chải là: Tạo thêm thu nhập cho các nhà nghỉ, nhà khách, và cả những người làm dịch vụ du lịch cá nhân trên địa bàn.

   Bảng 10: Doanh thu ngành du lịch ở Huyện Mù Cang Chải trong những năm qua. ( Đvt: triệu đồng )

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Doanh Thu

20,005

               20,500,

               25,000

        55,000

        30,045

            45,000

( Nguồn tài liệu:  phân tích số liệu từ phong thống kê)

3.5.  Những hạn chế và yếu kém trong khai thác phát triển du lịch ở Mù Cang Chải.

- Hạn chế về cơ sở hạ tầng yếu kém (đường giao thông, nhà nghỉ lưu trú, dịch vụ mua sắm, ăn nghỉ, vui chơi, hương tiện đi lại ...)

- Hạn chế về đội ngũ nhân lực phục vụ cho du khách, số lượng đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên còn ít, còn hạn chế về khả năng giao tiếp, ngoại ngữ.

- Du lịch Mù Cang Chải còn đang ở giai đoạn bước đầu phát triển, các hoạt động đại đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm đối tượng phục vụ rõ ràng, việc quảng bá còn nhiều hạn chế, trong đó có cả việc nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch địa phương là còn rất kém

- Thiếu đồ thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm, bán quà lưu niệm hay những băng hình, tạp chí sách báo giới thiệu về phong cảnh thiên nhiên cũng như con người với những nét phong tục tập quán đặc sắc cho khách du lịch để có thêm công ăn việc làm, thu thập cho địa phương.

- Hoạt động giáo dục về môi trường chưa được đầu tư nhiều do chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực này

- Hạn chế tổ chức hoạt động du lịch ( tổ chức các điểm du lịch, các tour du lịch, các tiết mục văn nghệ đặc sắc vùng miền...)

Khi ruộng bậc thang Mù Cang Chải được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là doanh thắng cấp quốc gia, ngày 18/10/2007. Nhiều người kỳ vọng ruộng bậc thang ngoài việc cung cấp lương thực cho người dân bản địa còn phát huy được giá trị văn hóa và du lịch. Tuy nhiên sau 5 năm được công nhận thì danh thắng này được ví như một công chúa ngủ trong rừng. Khu danh thắng này chưa được khai thác hợp lý cho nên chưa cơ sở lưu trú hay dịch vụ du lịch nào,khuyến cho du khách đến rồi lại đi, khách làm du lịch ở đây mang tính mùa vụ, tự phát và bắt đầu từ năm 2014 đến nay đã có những bước tiến triển hơn xong chưa thực sự bài bản, không có lộ trình, chưa có tổ chức quản lý.

- Mù Cang Chải có nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như: Đèo Khâu Phạ, Rừng nguyên sinh xã Chế Tạo, ruộng bậc thang trên toàn huyện Mù Cang Chải, núi Tháp Trời La Pán Tẩn, núi Khủng Long Dế Xu Phình... Tuy nhiên cho đến thời điểm này chưa có một cơ quan tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch hay công ty du lịch, Homestay, nhà nghỉ nào có thể xây dựng các tour du lịch nội huyện tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có của nó, mà chỉ  mang tính tự phát, rất lẻ tẻ, sơ xài.

- Bộ Văn hóa, văn nghệ huyện Mù Cang Chải chưa thực sự chú trọng đến bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, tổ chức rất ít các cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ ( thông thường chỉ ba bốn lần trong năm) cho nhân dân bản địa biểu diễn các phong tục truyền thống của mình, vì vậy đã làm mai một một số giá trị văn hóa dân tộc bản địa như: khèn, sáo ít có người biết thổi, nhị, đàn môi ít có ngươi biết kéo, hát giao duyên trong hội gào tào còn rất ít...

4.       THỰC TRẠNG , TÍNH KHẢ THI VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM

Từ khi ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là di sản cấp quốc gia, vào mùa vàng tôi đã thấy rất nhiều du khách đã phải ngủ rất nhiều tại các bờ suối và cắn trại bên đồi. Từ thực thực trạng trên năm 2017 tôi đã quyết định mở một Homestay với số lượng gồm 5 phòng  với tổng chi phí 600.000.000đ

Hiện nay lượng khách đến với Hello Mu Cang Chải Homestay trung bình là 130 lượt/tháng tương đương với hiệu xuất phòng là 60%

Một khách hàng chi tiêu tối thiếu tại Homestay là 300.000đ/ người

Hiện nay với quy mô nhỏ với doanh thu trung bình là 40.000.000đ/ tháng

Vậy doanh thu năm là: 40.000.000x12=480.000.000đ/năm

Với tỷ xuất lợi nhuận là 100%  => lợi nhuận là 20.000.000đ/tháng và 240.000.000đ/năm.  (Số liệu thực tế qua các tháng hoạt động của homestay)

Hiện nay đã tạo được công an việc làm cho 4 thanh niên ổn định cuộc sống, đang mở được một lớp học tiếng anh cho 2 đối tượng người lớn và trẻ em có khoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học với tên lớp học là “I have a book” có nghĩa là "em có sách".

Nếu dự án được mở rộng về quy mô với số lượng là 05 bungalow, 01nhà làm lớp học cho các em học sinh.

Bảng doanh thu và lợi nhuận/ tháng

STT

Chỉ tiêu

Doanh thu

Lợi nhuận

1

bungalow

72.000.000

36.000.000

2

Tour du lịch

25.000.000

1.500.000

3

Homestay

40.000.000

20.000.000

4

Dịch vụ khác

6.000.000

3.000.000

5

Tổng

143.000.000

60.500.000

(Dữ liệu phân tích)

Bảng doanh thu và lợi nhuận/ năm

STT

Chỉ tiêu

Doanh thu

Lợi nhuận

1

bungalow

864.000.000

432.000.000đ

2

Tour du lịch

300.000.000

225.000.000

3

Homestay

137.000.000

240.000.000

4

Dịch vụ khác

72.000.000

36.000.000

5

Tổng

1.373.000.000

501.000.000

(Dữ liệu phân tích)

Với một Bungalow bán giá tối thiểu là 500.000đ/đêm và ăn uống tại Homestay là 300.000đ/ người. vậy doanh thu một Bungalow là 800.000đ/ đêm. Với hiệu xuất hoạt động phòng là 60% tương đương với 3/5 bungalow được hoạt động liên tục, vậy sẽ mang lại doanh thu là: 800.000x3=2.400.000đ/ đêm

Từ đó ta có doanh thu từ bungalow là 2.400.000x30=72.000.000đ/tháng. Tương đương với doanh thu là: 72.000.000x12= 864.000.000đ/ năm.

Với tỷ suất lợi nhuận là 100% thì sẽ có lợi nhuận là: 36.000.000đ/tháng và là 432.000.000đ/ năm.

Doanh thu từ tour du lịch tối thiểu là 10 tour/tháng với giá trung bình một tour là 2.500.000đ. vậy sẽ có doanh thu tháng là 25.000.000đ/tháng và là: 300.000.000đ/năm. Với tour tỷ suất lợi nhuận sẽ là 400% ta sẽ có lợi nhuận từ một tour là: 1.500.000đ/,  18.750.000/tháng và 225.000.000đ/năm (Dựa vào thông tin đã bán tour của Homestay từ thời gian trước)

Vậy Doanh thu dự kiến từ Homestay, Bungalow và tour là: 40.000.000+72.000.000+25.000.000=137.000.000đ/tháng, tương đương là 137.000.000x12=1.644.000.000đ/năm.

Lợi nhuận là: 20.000.000+36.000.000+18.750.000=74.750.000đ/tháng. Tương đương là 74.750.000x12= 897.000.000đ/năm.

Như vậy nếu kêu gọi vốn là 1tỷ đồng cộng với 600.000.000đ đã đầu tư

Với lãi xuất ngân hàng là 11%/năm, tương đương 160.000.000đ/năm

Dự kiến sẽ có việc làm ổn định cho 6 thanh niên với thu nhập trung bình là: 6.000.000đ/ tháng (Giả định các yếu tối khác không thay đổi). Tương đương 432.000.000đ/năm (Chi phí nhân công)

Vậy lợi nhuận trước thuế:  897.000.000-160.000.000-432.000.000= 305.000.000đ/ năm

Như vậy điểm hòa vốn của dự án sẽ là: 1.600.000.000/305.000.000= 5,24( năm)

Vốn huy động :1tỷ được sử dụng để xây dựng 05 bungalow, 01nhà làm lớp học cho các em học sinh, thuê nhân công, tạo dựng cảnh quan nơi dự án.

Chi phí đầu tư cho tất cả các hàng mục

1.600.000.000 VNĐ

Doanh thu dự kiến đạt được / tháng (Sau đầu tư)

137.000.000 VNĐ

Lợi nhuận dự kiến đạt được / tháng (Sau đầu tư)

74.750.000 VNĐ

Lợi nhuận dự kiến đạt được /năm (Sau đầu tư)

897.000.000VNĐ

Thời gian hoàn vốn : 5 năm

5. SỰ KHẢ THI DỰ ÁN

Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và quốc tế. Để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến với Mù Cang Chải, người dân đã tích cực tham gia vào việc đón tiếp, phục vụ du khách, từng bước phát triển mô hình du lịch cộng đồng “homestay”.

Khách du lịch đến với Mù Cang Chải ngày càng đông không chỉ bởi vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang do chính bàn tay lao động cần cù và trí óc sáng tạo làm ra mà còn là cả những tấm lòng hiếu khách vô bờ bến của người dân tộc Mông nơi đây. Điều đó cũng góp phần bảo tồn, truyền tải văn hóa truyền thống tới các thế hệ kế sau, người trẻ học hỏi người già về văn hóa, về cách làm nghề truyền thống... để tham gia vào hoạt động làm du lịch. Du lịch cộng đồng đã giúp phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa bản địa tại Mù Cang Chải nói chung và ở xã La Pán Tẩn nói riêng. Khi du lịch khu vực phát triển à dịch vụ Homestay cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững à Đảm bảo 100% tiềm năng cho nhà đầu tư khi đầu tư vào dự án.

6.     Hello Mu Cang Chai Homestay có sự khác biệt

-Thiết kế chăn ga, gối và các cách trang trí theo đúng phong tục văn hóa bản địa nhằm đưa du khách đến với một vùng đất mới phải được trải nhiệm những cái mới từ vùng đất mới đó

-Người tiếp khách luôn mặc trang phục truyền thống của người HMông

Đã tuyển sinh 4 hướng dẫn viên, và 3 hướng dẫn viên chuyên pha chế  tại hà nội.

-Đã và đang mở lớp học tiếng anh cho trẻ em trong làng đươc học tiếng anh miễn phí.

-được giao lưu văn hoá văn nghệ cùng các nghệ nhân trong làng

-Có các cuộc gặp mặt trò chuyện của du khách đối với trẻ em trong làng

Liên kết nhiều công ty du lịch để bán phòng và các trang book để khách hàng có thể tìm đến khách sạn nhanh nhất.

Hiện nay với một homestay với số lượng 5 phòng trang trí theo đúng phong cách truyền thống

7.TOUR DU LỊCH TRONG HUYỆN MU CANG CHẢI

Là tập hợp các dịch vụ cung cấp trên chương trình du lịch, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ăn, ở, lưu trú, đi lại, tham quan, giải trí của khách du lịch từ lúc đón khách cho tới lúc đưa khách về nơi khách du lịch mong muốn sau chương trình du lịch của mình. Nói đến đi du lịch, chúng ta nghĩ đến một điểm đến thú vị, dịch vụ phù hợp, sự hiếu khách, chi phí phù hợp

Đến với Hello Mù Cang Chải Homestay du khách sẽ được trải nhiệm các hoạt động phản ánh cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc nơi đây, du khách các thể lựa chọn những tour phù hợp với sức khoẻ và sở thích của mình Chúng tôi đã thiết kế các tour du lịch trong huyên với số lượng tour là 11

-       Tour 1 ngày đi bộ: Cuộc sống hàng ngày của người Mông

-       Tour 1 ngày đi bộ:Thiên nhiên Mù Cang Chải

-       Tour 1 ngày đi bộ: Khám phá Mâm xôi huyền thoại

-       Tour Xe máy 1 ngày: Nước khoáng nóng tự nhiên

-       Biển mây Khau Phạ ( xe máy 1 ngày)

-       Khám phá thác mơ, Thị trấn Mù Cang Chải và tắm lá thuốc dân tộc thái ( xe máy 1 ngày)

-       Tour khám phá thác 7 tầng, xã Púng Luông ( đi bộ một ngày đi bộ một ngày, hoặc đi xe máy nửa ngày)

-       Tour leo núi khám phá núi tháp trời (đi bộ một ngày )

-       Tour leo núi Hổ La Pán Tẩn (đi bộ nửa ngày)

-       Tour leo núi Khủng Long Dế Xu Phình (đi bộ một ngày, hoặc đi xe máy nửa ngày)

-       Tour khám phá bãi đá cổ xã Lao Chải.

Chi tiết tour xem trên trang web: hellomucangchai.com

8. Kết luận và kiến nghị

- Làm du lịch phải quan tâm đến bảo vệ môi trường luôn xanh- sạch- đẹp.

– Đơn giản thủ tục hành chính đối với những du khách lưu trú tại tỉnh.

– Hiện tại, lượng du khách nước ngoài đến Mù Cang Chải ngày càng tăng, trong khi nhân viên thành thạo ngoại ngữ chưa có. Tăng cường đào tạo độ ngũ nhân lực, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành du lịch cho nhân viên.

-       Tạo điều kiện tốt nhất cho các thanh niên đặc biệt là thanh niên tại Mù Cang Chải có chính sách hỗ trợ vay vốn khỏi nghiệp.

-       Đề nghị các chính sách hỗ trợ lãi vay đối với thanh niên khởi nghiệp nói chung và thanh niên làm Homestay nói riêng như các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn la ….

Các tin khác: